TIN TỨC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Sử dụng hợp lý tài nguyên nước để thích ứng với biến đổi khí hậu
9 Tháng mười, 2022Biến đổi khí hậu làm tăng cường độ, tần suất của thiên tai và các hiện tượng cực đoan liên quan đến tài nguyên nước. Mới đây, Ủy ban Nước của Liên Hợp Quốc (UN-Water) cũng dự đoán, hai phần ba dân số thế giới sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi thách thức về nguồn nước vào năm 2025. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn nước mặt, cũng như nước ngầm do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Bên cạnh đó, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, sự gia tăng dân số... đang đe dọa đến an ninh nguồn nước. Nguồn nước đang dần cạn kiệt Tài nguyên nước của Việt Nam phân bố rất không đều cả về không gian và thời gian. Tổng lượng dòng chảy năm tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chỉ kéo dài khoảng từ 3 đến 5 tháng, các tháng mùa khô còn lại lượng nước chỉ chiếm từ 20 đến khoảng 30%. Bên cạnh đó, nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài; nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian; sự phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất lớn đến tài nguyên nước của Việt Nam... Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nhiều người dân Việt Nam. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy năm gần đây khi nhiều dòng sông bị suy thoái, nước trong các ao, hồ bị ô nhiễm, cạn kiệt,... trong khi nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm do khai thác quá mức, buông lỏng quản lý. Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng cũng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, cần có các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu. Mối liên hệ rõ ràng giữa nước và biến đổi khí hậu trong một thời gian dài đã bị bỏ qua trong các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên nước càng cần chú trọng hơn nữa. Đảm bảo an ninh nguồn nước để phát triển bền vững An ninh nguồn nước đang là một trong những thách...
Xem thêm >>Nước và Biến đổi khí hậu – Một số giải pháp chính sách đề xuất
9 Tháng mười, 2022Cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu có liên quan chặt chẽ với nước. Biến đổi khí hậu đang làm tăng sự thay đổi bất thường trong chu trình nước và gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu làm giảm khả năng dự báo nguồn nước, giảm chất lượng nước, đe dọa sự phát triển bền vững, đa dạng sinh học cũng như đảm bảo quyền con người đối với nước uống và vệ sinh an toàn trên toàn thế giới. Nhu cầu về nước ngày càng tăng trên toàn cầu làm tăng nhu cầu khai thác, cung cấp, vận chuyển cũng như tốn thêm nhiều năng lượng để xử lý nước, đồng thời, điều này đã góp phần làm suy thoái các bể tích carbon liên quan đến các nguồn nước quan trọng như những vùng đất ngập nước, vùng đệm. Theo đó, chính sách, các quy hoạch khí hậu quốc gia và khu vực phải có cách tiếp cận tổng hợp đối với vấn đề biến đổi khí hậu và quản lý nước. Tình trạng căng thẳng về nước ngày càng gia tăng và việc đáp ứng nhu cầu về nước trong tương lai sẽ đòi hỏi các quyết định ngày càng khó khăn về cách thức phân bổ, quản lý tài nguyên nước. Để hướng đến phát triển bền vững, việc quản lý tài nguyên nước theo cách như hiện nay cần phải được thay đổi, có tính đến các yếu tố khí hậu và biến đổi khí hậu. Nước và Biến đổi khí hậu - Một số giải pháp chính sách đề xuất Tăng cường đầu tư, cải thiện dữ liệu thủy văn, thể chế và quản trị, giáo dục và phát triển năng lực, đánh giá rủi ro cũng như trao đổi kiến thức,… là những việc làm cần thiết để thực hiện đổi mới công tác quản lý tài nguyên nước. Cùng với đó, các chính sách về quản lý tài nguyên nước cần đảm bảo được tính đại diện, thể hiện sự tham gia cũng như sự thay đổi hành vi và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả khu vực tư nhân và các tổ chưc xã hội dân sự. Các kế hoạch thích ứng cần kết hợp các chiến lược với mục tiêu hỗ trợ người dân có thu nhập thấp hơn - Những người bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu. Dưới đây là tóm tắt một số giải pháp chính sách đề xuất liên quan đến chủ đề “Nước và biến đổi khí hậu”: 1. Hành động ngay bây...
Xem thêm >>Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: +84 2333854486
Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn