TIN TỨC GIẢM NHẸ khí nhà kínH

TỈNH QUẢNG TRỊ

Phát thải KNK trong lâm nghiệp

Tầm nhìn 2030: Hướng đến các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính

8 Tháng mười, 2022

Trong Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật mới nhất, vào năm 2030, Việt Nam có thể giảm tối đa 27% lượng phát thải, 250,8 triệu tấn CO2 tương đương. Mức giảm này gần bằng tổng phát thải của Việt Nam vào năm 2014. Trong NDC cập nhật mới nhất, Việt Nam đã đưa ra với cộng đồng quốc tế các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trên 5 lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp, các quá trình công nghiệp (IP), chất thải và Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF). * Năng lượng: Phát thải nhiều, cắt giảm sâu Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính mới nhất, năng lượng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất, chiếm đến 60% tổng lượng phát thải. Dự báo, đến năm 2030, tỷ lệ phát thải của năng lượng còn tăng đến 73%. Chính bởi thế, trong lộ trình cắt giảm khí nhà kính, Việt Nam xác định năng lượng là lĩnh vực cần được cắt giảm sâu nhất. Theo NDC, nếu bằng nội lực, Việt Nam dự tính lĩnh vực năng lượng đặt mục tiêu cắt giảm 51,5 triệu tấn CO2tđ, chiếm 5,5% so với kịch bản phát thải thông thường (BAU) quốc gia vào năm 2030. Nếu nhận được sự hỗ trợ tích cực từ quốc tế, lĩnh vực năng lượng sẽ giảm 155,8 triệu tấn CO2tđ, chiếm 16,7% so với BAU quốc gia Hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra, trong đó chú trọng vào năng lượng sạch, vật liệu xanh, nâng hiệu quả chiếu sáng… Cụ thể, Việt Nam sẽ triển khai các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng trong công sở, trường học, cơ sở y tế, hộ gia đình và các phương thức khác. Trong công nghiệp, Việt Nam hướng đến sử dụng các thiết bị điện gia dụng, công nghiệp, thương mại hiệu suất cao; sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện của Việt Nam. Trong giao thông, Việt Nam đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả năng lượng trong giao thông vận tải; chuyển đổi phương thức vận chuyển hàng hóa; tái cơ cấu thị trường vận tải; chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng; nâng cao hiệu...

Xem thêm >>

Giảm phát thải khí nhà kính bằng phương án lâm sinh

8 Tháng mười, 2022

Sự nóng lên của khí hậu trái đất là nguyên nhân gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính, bao gồm khí các bon di ô xít (CO2), mê tan (CH4) và khí ni tơ xít (N2O). Nên bên cạnh việc tăng cường trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cần phải nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Bởi thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình sinh trưởng và phát triển làm giảm đáng kể nồng độ loại khí này, góp phần quan trọng giảm nhẹ sự nóng lên toàn cầu. TS. Vũ Tấn Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển, là sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 11 (COP11) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2005. Sáng kiến này xuất phát từ thực tiễn tình trạng mất rừng và suy thoái rừng, chiếm khoảng 15-20% tổng lượng khí nhà kính do hoạt động của con người gây ra, Việt    Nam   là nước đầu tiên trên thế giới tham gia thực hiện sáng kiến này. Theo báo cáo phân tích chi phí giảm phát thải (MACC) trong lĩnh vực lâm nghiệp của Trung tâm nghiên cứu sinh thái môi trường, mất rừng và suy thoái rừng là nguồn gốc gây phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Song lâm nghiệp được coi là nguồn hấp thụ tiềm năng trong thực hiện giảm phát thải khí nhà kính. Đây chính là cơ sở để xây dựng “Chiến lược tăng trưởng xanh” của Việt Nam, với Dự án “Phát triển bền vững và lập quy hoạch về biến đổi khí hậu” do Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc (UDNP) tài trợ. Theo đó, Trung tâm đã đề xuất quy hoạch lại sử dụng đất để trồng rừng, phục hồi rừng đến năm 2020, nhằm tạo ra tiềm năng hấp thụ khoảng 40,2 triệu tấn CO2/năm với 9 phương án lâm sinh. Đó là trồng 500.000 ha rừng keo luân kỳ 10 năm; trồng 500.000 ha rừng keo luân kỳ 15 năm; trồng 300.000 ha cây bản địa luân kỳ 40 năm; trồng 150.000 ha rừng thông luân kỳ 45 - 50 năm; trồng 100.000 ha rừng tràm luân kỳ 12 năm; trồng 200.000ha rừng cao su trên đất rừng nghèo kiệt luân kỳ 30 năm; trồng 2 triệu cây phân tán luân kỳ 15 năm; làm giàu 2...

Xem thêm >>
Bài viết được quan tâm

Năm 2030, lĩnh vực năng lượng phải giảm phát thải ít nhất 32%

8 Tháng mười, 2022

Đây là chia sẻ của ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu tại Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ hai, diễn ra ngày 7/4, tại Hà Nội. Diễn đàn do Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Trung tâm Thông tin Năng lượng Việt Nam phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Năng lượng (Bộ Công thương) đồng tổ chức, với chủ đề: “Hướng tới trung hòa các-bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió,...

Xem thêm >>

Hơn 1/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu do hệ thống xử lý thực phẩm

8 Tháng mười, 2022

Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 1/3 lượng khí thải phát ra gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu do hoạt động của con người gây ra có thể là từ cách chúng ta sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng khí thải từ các hệ thống xử lý, chế biến thực phẩm ước tính khoảng 18 tỉ tấn carbon dioxide (CO2), tương đương 34% trong năm 2015, giảm từ 44% vào năm 1990. Điều này đã cho thấy sự suy giảm dần ngay cả khi lượng khí...

Xem thêm >>

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: +84 2333854486

Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn