TIN TỨC TÀI CHÍNH KHÍ HẬU

TỈNH QUẢNG TRỊ
Tổng quan tài chính khí hậu

Việt Nam nỗ lực cùng thế giới chống biến đổi khí hậu

12 Tháng mười, 2022

Trước thềm Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Anh từ 31/10 đến 12/11, chuyên đề “Những bước dịch chuyển của thế giới nhằm chống biến đổi khí hậu” đưa ra cái nhìn toàn cảnh về những nỗ lực của thế giới kiềm chế khí hậu nóng lên, vì sức khỏe của bà mẹ Trái đất, vì tương lai của sự sống trên toàn hành tinh. Là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tuy phát triển sau nhiều quốc gia trên thế giới, song Việt Nam đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp thích ứng, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam còn là một trong những nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới đưa nghĩa vụ thực hiện giảm phát thải khí nhà kính đã cam kết vào hệ thống pháp luật để toàn dân thực hiện. Sự có mặt của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu tại Hội nghị thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) thể hiện sự chung tay của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu. Những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân. Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm. Đánh giá thực trạng tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam, GS Trần Thục,...

Xem thêm >>

Tài chính khí hậu (Climate Finance) là gì? Các vấn đề xung quanh tài chính khí hậu

12 Tháng mười, 2022

Tài chính khí hậu Khái niệm Tài chính khí hậu trong tiếng Anh là Climate Finance. Tài chính khí hậu là một kênh tài chính mà các nước có nền kinh tế phát triển sử dụng để đầu tư hoặc tài trợ một phần cho các dự án phát triển bền vững ở các nền kinh tế mới nổi để khuyến khích trung hòa khí các-bon. Tài chính khí hậu là một sự chuyển dịch có cấu trúc của các tài sản từ các nền kinh tế phát triển như Mỹ sang các dự án ở các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, khuyến khích trung hòa khí các-bon, phát triển bền vững hoặc các hành động khác để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tài chính khí hậu có thể được ủy thác và chuyển cho các tổ chức phi chính phủ, chính phủ hoặc đầu tư tư nhân. Một trong những cuộc tranh luận quốc tế chính về các phản ứng toàn cầu có thể xảy ra đối với biến đổi khí hậu là vấn đề tài trợ cho các dự án phát triển sạch. Các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ và Brazil lập luận rằng việc giải quyết vấn đề khí hậu sẽ gây gánh nặng cho nền kinh tế của họ. Hầu hết các nền kinh tế phát triển đã được công nghiệp hóa trước khi nguy cơ biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng, nhưng theo chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu, các nền kinh tế đang phát triển sẽ phải dựa vào các giải pháp đắt tiền và chưa được kiểm chứng để xây dựng mạng lưới năng lượng và cơ sở hạ tầng lớn. Tài chính khí hậu dưới hình thức cho vay hoặc các hình thức khác từ các quốc gia phát triển giúp giảm bớt gánh nặng này. Các vấn đề xung quanh tài chính khí hậu Các tranh cãi phát sinh trong các cuộc thảo luận về cách sử dụng các khoản tiền tài trợ cho tài chính khí hậu. Không có những tiêu chuẩn rõ ràng cho những hoạt động nào sẽ thuộc phạm vi của tài chính khí hậu. Ví dụ, tài chính khí hậu có thể dễ dàng được áp dụng cho đầu tư vào năng lượng tái tạo, nhưng có thể khó áp dụng cho những khoản đầu tư như vào giáo dục trẻ em - có thể làm giảm tăng trưởng dân số (và do đó làm giảm phát thải các-bon) trong dài hạn nhưng tác dụng (và cả lợi nhuận thu được về) trước mắt ít chắc chắn hơn nhiều. Ngoài ra cũng không thể chắc chắn được những nền kinh tế hoặc quốc gia nào xứng đáng...

Xem thêm >>
Bài viết được quan tâm

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: +84 2333854486

Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn