TIN TỨC TÀI CHÍNH KHÍ HẬU

TỈNH QUẢNG TRỊ
Quỹ Biến đổi khí hậu đặc biệt

Đa dạng nguồn tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu

12 Tháng mười, 2022

Theo các chuyên gia, ngoài ngân sách nhà nước, còn hàng loạt quỹ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng là nguồn lực quan trọng cần khai thác cho mục tiêu thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Ngân sách chi cho biến đổi khí hậu tăng mạnh Báo cáo Rà soát đầu tư và chi tiêu công cho BĐKH (CPEIR) đánh giá, chi ngân sách nhà nước cho BĐKH của sáu bộ và 29 tỉnh/thành phố được công bố gần đây cho thấy, ngân sách cho BĐKH trong giai đoạn 2016-2020 của sáu bộ có giá trị từ 8.000 - 13.500 tỷ đồng, ổn định tương đương với 26-38% tổng ngân sách cấp bộ. Trong đó, hơn 90% ngân sách được chi cho nhiệm vụ thực hiện đầu tư ứng phó với BĐKH; phần còn lại chi cho “Khoa học, kỹ thuật và xã hội” và “Chính sách và quản lý nhà nước”. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông - Vận tải chiếm phần lớn ngân sách cho BĐKH với mức tổng chi hơn 8.000 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020. Các bộ khác có cơ cấu chi cho BĐKH đa dạng hơn, bao gồm các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ và kết hợp cả hai. Ảnh minh họa Đối với các tỉnh, ngân sách cho BĐKH của 29 tỉnh/thành phố tăng 53%, từ khoảng 15.000 tỷ đồng năm 2016 lên gần 24.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng đều qua từng năm và chiếm tỷ trọng tương đối ổn định, khoảng 16-21% tổng ngân sách cấp tỉnh. Điều này chứng tỏ các tỉnh đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến BĐKH. Trong đó, các hoạt động thích ứng BĐKH chiếm hơn 90% tổng mức chi. Hơn một nửa khoản chi cho nhiệm vụ thực hiện đầu tư ứng phó với BĐKH tập trung vào các lĩnh vực giao thông vận tải, khả năng chống chịu của các khu vực thành phố và dân cư, thủy lợi, đê sông và kè biển, chủ yếu liên quan đến cơ sở hạ tầng. Theo bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, Việt Nam đang ngày càng phân bổ nhiều nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH. Tuy điều này mới chỉ đáp ứng được một phần và cần có sự hỗ trợ của quốc tế và khối tư nhân. Do nguồn lực hạn hẹp nên việc lập kế hoạch và sử dụng sẽ phải gắn chặt với những ưu tiên đã được xác định để đảm bảo đạt được các kết quả tốt nhất trong ứng phó với...

Xem thêm >>

Gia tăng nguồn tài chính dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu

12 Tháng mười, 2022

Việt Nam đang phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực tài chính dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên nhu cầu về tài chính cho hoạt động này vẫn còn rất lớn. Do đó, cần tính đến chính sách thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia vào các lĩnh vực này. Chiều 11/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo Rà soát Đầu tư và Chi tiêu công cho biến đổi khí hậu (CPEIR). Báo cáo đánh giá chi ngân sách nhà nước cho biến đổi khí hậu (BĐKH) của 6 bộ và 28 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương (Cần Thơ). Báo cáo bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên ngân sách nhà nước, trong đó hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), giai đoạn 2016-2020 và chi ngân sách nhà nước của giai đoạn 2011-2015 của 5 bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Công Thương và Xây dựng) và 3 tỉnh (An Giang, Bắc Ninh và Quảng Nam). Báo cáo rà soát các chính sách về BĐKH và tăng trưởng xanh của quốc gia, ngành và tỉnh, thành phố có liên quan trong giai đoạn 2011-2020. Việt Nam được dự báo chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu Theo đó báo cáo nêu rõ, ngân sách cho BĐKH giai đoạn 2016-2020 của 6 bộ có giá trị từ 8.000-13.500 tỷ đồng, tương đương 26-30% tổng ngân sách cấp bộ. Ngân sách cho BĐKH chủ yếu tập trung vào thích ứng với BĐKH, phù hợp với các chính sách quốc gia do các hoạt động giảm nhẹ chủ yếu thuộc về khu vực tư nhân. Hơn 90% ngân sách được chi cho nhiệm vụ thực hiện đầu tư ứng phó với BĐKH; phần còn lại chi cho “Khoa học, kỹ thuật và xã hội” và “Chính sách và quản lý nhà nước”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải là hai bộ chiếm phần lớn ngân sách cho BĐKH với mức tổng chi hơn 8.000 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, tập trung chủ yếu vào thủy lợi và giao thông. Các bộ khác có cơ cấu chi cho BĐKH đa dạng hơn, bao gồm các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ và kết hợp cả hai. "Sự đa dạng của các nhiệm vụ liên quan đến BĐKH của các bộ cho thấy, tính đa dạng trong các giải pháp ứng phó BĐKH được xác định...

Xem thêm >>
Bài viết được quan tâm

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: +84 2333854486

Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn