TIN TỨC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Xây dựng các giải pháp dựa vào thiên nhiên thích ứng với biến đổi khí hậu
9 Tháng mười, 2022Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi khí hậu. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng cao. Ảnh minh hoạ Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Đặc biệt, đóng góp tỷ lệ lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nông nghiệp cả nước: chiếm 31,37% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, nước biển dâng và xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp khiến cho điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khó khăn hơn. Trước thực trạng đó, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu (Cộng hòa liên bang Đức) khởi động xây dựng dự án các giải pháp dựa vào thiên nhiên của Việt Nam nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp thông qua chuyển đổi khu vực tư nhân (VN-ADAPT). Năm 2019, dự án Sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI) của Chính phủ Đức và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kêu gọi nộp các đề xuất nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu theo đóng góp do quốc gia tự quyết định. Các đề xuất liên quan đến Giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) và Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA). Từ tháng 10/2021, đề xuất dự án do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV hợp tác xây dựng với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã được chọn để xây dựng và triển khai dự án VN-ADAPT. Đây là một đề xuất chương trình cấp quốc gia hướng đến việc xúc tiến giải pháp dựa vào thiên nhiên trong ngành nông nghiệp và chuyển đổi tập quán sản xuất với vùng trọng điểm, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Giám...
Xem thêm >>Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu
9 Tháng mười, 2022Biến đổi khí hậu (BÐKH) và thiên tai cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Vì vậy, các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo... trong bối cảnh BÐKH đang là những vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành nông nghiệp. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 75 năm xây dựng và phát triển đất nước, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn giành được nhiều thành tựu to lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là nền tảng và trụ đỡ cho nền kinh tế. Khó khăn do đại dịch Covid-19 hiện nay một lần nữa chứng minh vai trò then chốt của ngành nông nghiệp, khi không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD trong năm 2020, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản dẫn đầu châu Á. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2020 tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế (Tổng cục Thống kê, 2021). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính riêng 9 tháng đầu năm 2021, GDP của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,74%, đóng góp 23,52% vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế và hiện chiếm tỷ trọng 12,79% trong cơ cấu của toàn nền kinh tế nước ta. Trong đó, GDP lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,32%, lâm nghiệp tăng 3,3%; thủy sản tăng 0,66%. Biến đổi khí hậu đang là những vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành nông nghiệp. Giữ vai trò quan trọng như vậy, nhưng ngành nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tác động từ BĐKH. Những đợt hạn hán và nóng kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước những năm gần đây cho thấy, mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng BĐKH. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững ở Việt Nam. BĐKH cũng đang làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một...
Xem thêm >>Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: +84 2333854486
Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn