TIN TỨC GIẢM NHẸ khí nhà kínH
Nỗ lực để kéo giảm phát thải khí nhà kính
8 Tháng mười, 2022Là thành phố công nghiệp và đô thị lớn nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng từ phát thải khí nhà kính. Để chủ động hạn chế đến mức thấp nhất, UBND thành phố vừa ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, đến năm 2030, thành phố phấn đấu giảm 10% khí phát thải và tiến tới nền kinh tế carbon thấp. Giảm 10% phát thải khí nhà kính Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, hoạt động giao thông là một trong những tác nhân làm phát thải khí nhà kính vượt ngưỡng của thành phố hiện nay, chiếm đến 45% tổng lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính toàn thành phố. Trong đó, xe máy chiếm khoảng 29% nguồn phát thải NO, 90% CO và chiếm tới 37,7% nguồn phát thải bụi, 31% phát thải bụi siêu mịn. “Với tốc độ đô thị hóa cao, số dân tăng nhanh, xe cá nhân tăng vọt, các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát… qua từng năm đã tác động tiêu cực đến chất lượng không khí, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng tại thành phố”, anh Trần Văn An (ngụ 78/12 Cách Mạng Tháng Tám, quận 1) nêu. Tiêu thụ điện năng lớn cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu. Theo đánh giá của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), mức tiêu thụ điện của các tòa nhà thương mại tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2030 có thể lên tới 14 tỷ kWh, tương đương với mức phát thải khí CO2 gần 12 triệu tấn. Trong chín tòa nhà điển hình được khảo sát thì có ba trung tâm thương mại và ba khách sạn có lượng tiêu thụ năng lượng trên 500 TOE/năm (TOE là đơn vị quy đổi tổng số điện tiêu thụ một năm sang đơn vị tấn dầu chạy nhiệt điện). Cường độ tiêu thụ năng lượng của khách sạn ở mức 345kWh/m²/năm; đối với các trung tâm thương mại là 340kWh/m²/năm. Trong lĩnh vực xử lý chất thải, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát thải khí nhà kính là do hoạt động chôn lấp chất thải rắn trái phép của người dân, công tác xử lý sinh học, tiêu hủy chất thải, xử lý và xả nước thải sai quy định từ các nhà máy, xí nghiệp. Trong 5 năm gần đây, mỗi năm, TP Hồ Chí Minh ghi nhận gần 10.000 tấn chất thải rắn được thải ra từ...
Xem thêm >>Giảm phát thải khí nhà kính, yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp xuất khẩu
8 Tháng mười, 2022Tại buổi tập huấn “Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cơ chế các-bon: Thách thức và Giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 28/6, các chuyên gia của USAID nhận định, trong bối cảnh hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu và tại Việt Nam, nhằm giảm thiểu tác hại tiêu cực lên môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Tại sao việc giảm phát thải khí nhà kính lại trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Bởi hiện tại, rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang hướng tới sản xuất xanh, tiêu dùng xanh. Theo đó, những sản phẩm được đánh giá không đáp ứng tiêu chuẩn xanh sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu của quốc gia nhập khẩu, chưa kể, họ sẽ áp một loại thuế lên những mặt hàng này. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Trung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – cho biết: Tại COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa ra mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ. Cùng với hơn 100 quốc gia đã tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang sản xuất năng lượng sạch… “Việc thực hiện các cam kết tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược” – ông Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hiền Trang – chuyên gia về giảm phát thải của tổ chức Act Renewable có trụ sử tại Cộng hoà Liên bang Đức cho biết, giảm phát thải chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, Việt Nam lại đang đi theo xu thế của thế giới, với mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính ngày càng tham vọng. Điển hình, Luật Môi trường sửa đổi năm 2020 đã có 91 điều về giảm nhẹ phát...
Xem thêm >>Năm 2030, lĩnh vực năng lượng phải giảm phát thải ít nhất 32%
8 Tháng mười, 2022Đây là chia sẻ của ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu tại Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ hai, diễn ra ngày 7/4, tại Hà Nội. Diễn đàn do Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Trung tâm Thông tin Năng lượng Việt Nam phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Năng lượng (Bộ Công thương) đồng tổ chức, với chủ đề: “Hướng tới trung hòa các-bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió,...
Xem thêm >>Hơn 1/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu do hệ thống xử lý thực phẩm
8 Tháng mười, 2022Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 1/3 lượng khí thải phát ra gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu do hoạt động của con người gây ra có thể là từ cách chúng ta sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng khí thải từ các hệ thống xử lý, chế biến thực phẩm ước tính khoảng 18 tỉ tấn carbon dioxide (CO2), tương đương 34% trong năm 2015, giảm từ 44% vào năm 1990. Điều này đã cho thấy sự suy giảm dần ngay cả khi lượng khí...
Xem thêm >>Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: +84 2333854486
Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn