TIN TỨC TÀI CHÍNH KHÍ HẬU
Tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian qua
12 Tháng mười, 2022Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đã xác định nguồn tài chính có thể huy động cho giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đã xác định nguồn tài chính có thể huy động cho giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, bao gồm: (i) Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, ODA; (ii) Các quỹ có liên quan hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu trong nước và quốc tế; (iii) Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và FDI; (iv) Đầu tư của các cá nhân, hộ gia đình. Ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, bao gồm cả ODA, cho thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phân bổ theo hai nhóm hạng mục ngân sách là chi đầu tư và chi thường xuyên. Chi đầu tư được phân bổ cho các dự án đầu tư, các chương trình mục tiêu liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu. Chi thường xuyên cho thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lấy từ hai dòng ngân sách chính là: (i) Chi cho sự nghiệp môi trường và biến đổi khí hậu; và (ii) Chi cho khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, ODA, còn có một loạt các quỹ có liên quan trong nước và quốc tế có thể huy động cho thích ứng với biến đổi khí hậu như Quỹ Khí hậu xanh, Quỹ Môi trường toàn cầu, Quỹ thích ứng, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước, FDI và các cá nhân, cộng đồng cũng là một nguồn tài chính quan trọng cho thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nâng cao hiệu quả của các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Chi ngân sách nhà nước bao gồm cả ODA Chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của 05 Bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương và Xây dựng) giai đoạn 2011-2016 vào khoảng 0,2% GDP theo giá cố định 2010. Đầu tư công cho thích ứng với biến đổi khí hậu chủ yếu là ở hai ngành nông nghiệp và giao thông. Chi cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được tài trợ bởi...
Xem thêm >>Huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
12 Tháng mười, 20221. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam là cần thiết bởi các lý do: (i) Chủ động phòng chống thiên tai, để giảm thiểu và thích nghi với những tác động của BĐKH đã trở thành một mục tiêu chung của nhiều quốc gia, khu vực đang hướng tới. Trong đó, tài chính cho phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH có vai trò then chốt. Ở Việt Nam, Chính phủ nhận thức rõ về những thách thức phải đối mặt về BĐKH ngày càng tăng và đã ứng phó mạnh mẽ thông qua các chính sách, chương trình hành động, chiến lược quốc gia về BĐKH, tăng trưởng xanh. Tuy đã có những chính sách, kế hoạch và chương trình thích ứng với BĐKH và đã cố gắng tập trung nguồn lực để thực hiện, nhưng nguồn lực nhà nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu; (ii) Cũng tương tự như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam đang gặp phải vấn đề ngân sách còn eo hẹp nhưng nhu cầu chi cho phòng chống thiên tai ứng phó với BĐKH thì ngày một tăng. Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH từ năm 2015 đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần khoảng 30 tỷ USD. Cuối năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH đưa ra 07 nhóm nhiệm vụ với 163 nhiệm vụ cụ thể, đồng thời cũng chỉ rõ huy động nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với việc triển khai các hoạt động thích ứng với BĐKH. Thành công của việc đạt được các mục tiêu của Kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế huy động hiệu quả các nguồn lực. Trong số các nguồn lực (tài chính, kỹ thuật và nhân lực), nguồn lực tài chính là quan trọng nhất để thực hiện các hành động thích ứng ở cả cấp quốc gia và địa phương và Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ chính trong đảm bảo nguồn lực tài chính. Xuất phát từ thực tiễn đó, huy động nguồn tài chính để ứng phó với BĐKH trở thành vấn đề nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đặc biệt, nghiên cứu kinh nghiệm các nước về nguồn lực tài chính cho phòng chống thiên tai...
Xem thêm >>Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: +84 2333854486
Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn