TIN TỨC GIẢM NHẸ khí nhà kínH
Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông
8 Tháng mười, 2022Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phối hợp Hội Nữ trí thức Hà Nội, Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng (IRECO) tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông nhằm chống biến đổi khi hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng". Hơn 60 triệu mô tô, xe máy phát thải ra môi trường Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã nhận định, Việt Nam là một trong số quốc gia thuộc nhóm đầu chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chất lượng không khí luôn ở mức báo động. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ 3 nguồn: Hoạt động giao thông, công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ô nhiễm từ giao thông lớn nhất bởi cả nước hiện có khoảng 60 triệu mô tô, xe máy đang thải khí gây ô nhiễm môi trường. Khoảng 70% nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí ở đô thị nước ta đến từ hoạt động giao thông (Ảnh: ITN) Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, toàn thành phố hiện có xấp xỉ 6 triệu triệu xe máy (trong đó có trên 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000), chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải chiếm tỷ lệ lớn trong gần 8 triệu xe máy; trong đó, lượng xe máy đã sử dụng hơn 10 năm chiếm tỷ lệ 67,89%. Khí thải từ các phương tiện như xe máy cũ gồm các dạng hạt bụi lơ lửng, khí oxit carbon (CO), hidrocarbon (HC), các dạng oxit nitơ (NOx) và các chất khác ngày càng vượt quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường không khí đô thị cũng như sức khỏe của người dân. Nếu thành phố Hồ Chí Minh không kiểm soát khí thải xe máy, với số lượng xe như vậy, hàng năm lượng khí thải gia tăng thêm sẽ là 68.479 tấn khí CO và 4.475 tấn HC. Đồng bộ nhiều giải pháp Theo bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, để giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông, bên cạnh việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giao thông xanh, chúng ta nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường, thuế bảo vệ dự phòng...
Xem thêm >>Giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải
8 Tháng mười, 2022“Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải thông thường và tăng đóng góp lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế thông qua thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương và thực hiện cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris”. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn nhấn mạnh tại Hội thảo khởi động dự án Hỗ trợ Bộ GTVT thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á” (NDC-TIA) do Bộ GTVT và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 15/3 tại Hà Nội. Nguồn vốn thực hiện dự án tại Việt Nam là 4 triệu Euro sử dụng ODA không hoàn lại của Chính phủ CHLB Đức. Vốn đối ứng của Việt Nam đóng góp bằng nguồn nhân lực của Bộ GTVT và cơ sở vật chất tương ứng 400.000 Euro. Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải thông thường (Ảnh minh họa, nguồn: http://www.tapchimoitruong.vn). Tháng 9/2020, Việt Nam đã hoàn thành cập nhật NDC và là một trong 20 quốc gia đệ trình báo cáo này sớm nhất lên Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. So với NDC đầu tiên được xây dựng năm 2015, mức đóng góp của NDC cập nhật năm 2020 đã tăng cả về lượng giảm phát thải và tỷ lệ giảm phát thải khí nhà kính. Dự án NDC-TIA do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân CHLB Đức tài trợ thông qua Sáng kiến khí hậu quốc tế. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Vụ Môi trường thuộc Bộ GTVT, cùng với Hội đồng quốc tế về giao thông sạch, Viện Nghiên cứu Tài nguyên Toàn cầu cùng triển khai đến hết tháng 12/2023. Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực, khung pháp lý thúc đẩy phát triển GTVT theo hướng các-bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính góp phần thực hiện NDC của Việt Nam. Cụ thể, dự án hỗ trợ kỹ thuật Bộ GTVT: xây dựng cơ chế, chính sách và lộ trình phát triển phương tiện giao thông điện (E-mobility) cho quốc gia và một thành phố nhằm thúc đẩy sự ra đời và phát triển bền vững của các loại phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện tiên tiến, hiện đại, không phát thải tại Việt Nam;...
Xem thêm >>Năm 2030, lĩnh vực năng lượng phải giảm phát thải ít nhất 32%
8 Tháng mười, 2022Đây là chia sẻ của ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu tại Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ hai, diễn ra ngày 7/4, tại Hà Nội. Diễn đàn do Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Trung tâm Thông tin Năng lượng Việt Nam phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Năng lượng (Bộ Công thương) đồng tổ chức, với chủ đề: “Hướng tới trung hòa các-bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió,...
Xem thêm >>Hơn 1/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu do hệ thống xử lý thực phẩm
8 Tháng mười, 2022Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 1/3 lượng khí thải phát ra gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu do hoạt động của con người gây ra có thể là từ cách chúng ta sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng khí thải từ các hệ thống xử lý, chế biến thực phẩm ước tính khoảng 18 tỉ tấn carbon dioxide (CO2), tương đương 34% trong năm 2015, giảm từ 44% vào năm 1990. Điều này đã cho thấy sự suy giảm dần ngay cả khi lượng khí...
Xem thêm >>Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chi tiết xem
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm
Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể
Các nhà quản lý nghiên cứu ôzôn nói không có chỗ cho sự tự mãn về việc phục hồi tầng ôzôn
Các chuyên gia về ôzôn trên khắp thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan sát có hệ thống để theo dõi
Hợp tác toàn cầu để bảo vệ sự sống trên trái đất
Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: +84 2333854486
Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn