TIN TỨC GIẢM NHẸ khí nhà kínH

TỈNH QUẢNG TRỊ
Giảm nhẹ KNK trong nông nghiệp

Một số giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam

8 Tháng mười, 2022

Nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn quốc. Phát thải KNK trong nông nghiệp tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính: trồng lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn CO2 quy đổi (CO2e), chiếm 50%; chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19%; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn CO2e, chiếm 13%. Các loại KNK phát thải chính trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm khí CH4, N2O và CO2. Nghiên cứu về cơ chế phát thải của từng loại KNK trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cụ thể đã tạo cơ sở khoa học cho đề xuất các giải pháp nhằm xử lý hiệu quả phát thải KNK trong nông nghiệp. Cụ thể, giải pháp chuyển đổi đất lúa và áp dụng tưới tiêu chủ động (nông lộ phơi), giải pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trâu bò và sử dụng các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng khí sinh học, thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ, giải pháp quản lý đất và sử dụng phân đạm hợp lý đã được đề xuất áp dụng nhằm giảm phát thải KNK trong nông nghiệp. Tuy nhiên, để các công nghệ giảm phát thải KNK trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các nghiên cứu để việc đầu tư các công nghệ vừa giúp giảm phát thải KNK lại vừa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Tổng quan về phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp     Theo kết quả kiểm kê KNK của Việt Nam năm 2016, tổng lượng phát thải trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (AFOLU) là 98,6 triệu tấn CO2 quy đổi (viết tắt là CO2e), chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải KNK toàn quốc (khoảng 316,7 triệu tấn CO2e). Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng đã đóng góp đáng kể trong việc hấp thụ trở lại khoảng 54,6 triệu tấn CO2e thông qua các hoạt động phát triển bảo vệ rừng và quản lý sử dụng đất. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của ngành nông nghiệp đóng góp vào thực hiện cam kết giảm phát thải KNK của Việt Nam đối với thế giới.     Một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có lượng phát thải lớn đã được ghi nhận bao gồm: (i) sản xuất lúa nước phát thải khoảng 49,7 triệu tấn CO2e, chiếm 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp; (ii) chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e, khoảng 19% tổng lượng phát thải trong...

Xem thêm >>

Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

8 Tháng mười, 2022

Để bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, một trong những vấn đề đang được quan tâm là giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất lúa, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trung tâm “sản xuất xanh”. Dự án VnSAT sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020 ở huyện Gò Quao (Kiên Giang). Ảnh minh họa: Lê Huy Hải/TTXVN Yêu cầu cấp thiết Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa vừa góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng, vừa đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho chính người nông dân. Đề cập về sự cần thiết của giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phân tích, hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Phát thải khí trong sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực trồng lúa nước, chăn nuôi và quản lý đất, sử dụng phân bón và quản lý đất phát thải, đốt tàn dư thực vật. Các loại khí nhà kính phát thải chính trong nông nghiệp bao gồm khí CH4, N2O và CO2. Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh, phát thải khí trong trồng lúa nước chủ yếu là phát thải khí CH4 (Metan). Loại khí này sinh ra chủ yếu do các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện yếm khí khi ruộng lúa bị ngập nước. Lượng khí Metan phát thải từ các ruộng lúa có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại đất trồng lúa và nhiệt độ. Ruộng lúa bị ngập nước càng lâu thì lượng khí Metan sinh ra sẽ càng nhiều. Nhìn từ Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều chuyên gia đánh giá đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của quốc gia, chiếm hơn 50% diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của cả nước sản xuất mỗi năm. Hiện nay, các kỹ thuật canh tác lúa có thể làm tăng năng suất lúa, gia tăng sản lượng lúa nhưng cũng có thể tác động ngược lại là làm tăng lượng phát thải khí nhà kính. Ông Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều lợi thế phát triển sản xuất...

Xem thêm >>
Bài viết được quan tâm

Năm 2030, lĩnh vực năng lượng phải giảm phát thải ít nhất 32%

8 Tháng mười, 2022

Đây là chia sẻ của ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu tại Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ hai, diễn ra ngày 7/4, tại Hà Nội. Diễn đàn do Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Trung tâm Thông tin Năng lượng Việt Nam phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Năng lượng (Bộ Công thương) đồng tổ chức, với chủ đề: “Hướng tới trung hòa các-bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió,...

Xem thêm >>

Hơn 1/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu do hệ thống xử lý thực phẩm

8 Tháng mười, 2022

Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 1/3 lượng khí thải phát ra gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu do hoạt động của con người gây ra có thể là từ cách chúng ta sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng khí thải từ các hệ thống xử lý, chế biến thực phẩm ước tính khoảng 18 tỉ tấn carbon dioxide (CO2), tương đương 34% trong năm 2015, giảm từ 44% vào năm 1990. Điều này đã cho thấy sự suy giảm dần ngay cả khi lượng khí...

Xem thêm >>

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: +84 2333854486

Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn