TIN TỨC kiểm tra khí nhà kính

TỈNH QUẢNG TRỊ
Khí nhà kính địa phương

Vấn đề phát thải khí nhà kính

6 Tháng mười, 2022

Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban Liên Chính phủ (IPCC), BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Những ảnh hưởng của BĐKH đến con người và các thay đổi của hệ thống khí hậu cũng đã được ghi nhận từ những năm 1950. Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải khí nhà kính, trong đó các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người là nguồn phát thải chính. 8.1.1. Nguồn phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Theo nguồn gốc phát sinh, xu hướng, mức độ tuyệt đối cũng như mức độ ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính tại Quảng Trị, có thể chia thành 4 nhóm phát thải chính: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay tại Quảng Trị. Lĩnh vực này thường đóng góp tỉ lệ lớn lượng CO2 và các loại khí nhà kính khác. Trong đó, phát thải từ việc sử dụng xăng, dầu của các phương tiện giao thông vận tải đóng phần lớn tổng lượng phát thải. Nông nghiệp: Các nguồn chủ yếu gây phát thải bao gồm: Phát thải CH4 và N2O từ chăn nuôi, trồng lúa nước, đất canh tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất nông nghiệp và việc xử lý chất thải là phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân cây ngô, thân đậu…). Xử lý chất thải: Các loại khí nhà kính có thể phát sinh trong xử lý chất thải bao gồm: CO2, CH4 và N2O. Các nguồn phát sinh chính được ghi nhận là chôn lấp CTR; Xử lý CTR; Thiêu hủy và đốt mở chất thải; Xử lý và xả nước thải. Công nghiệp: Phát thải phát sinh trong các quy trình sản xuất, xử lý công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến, tiếp đến là loại hình nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai khoáng. Việc sử dụng khí nhà kính trong các sản phẩm và sử dụng cacbon trong các nhiên liệu hóa thạch không nhằm mục đích sản xuất năng lượng.  Tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương có nguồn phát thải khí nhà kính quy đổi về CO2 thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn quốc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có các đề tài, dự án nào nghiên cứu đánh giá về hệ số phát thải của các ngành, các lĩnh vực. Vì thế, việc tính toán đánh giá phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2015 - 2019 đã tham khảo mô hình Simple_E (Mô hình tính toán của chính phủ Anh) và chỉ tính toán cho các loại...

Xem thêm >>

Việt Nam quyết tâm phát thải ròng về “0”

6 Tháng mười, 2022

Theo Chiến lược quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2050 vừa được phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Cụ thể, tổng phát thải các-bon trong các lĩnh vực phát thải chủ yếu là năng lượng, nông nghiệp, chất thải, các quá trình công nghiệp chỉ còn khoảng 185 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ) – cân bằng với lượng hấp thụ các-bon đạt được từ lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược đã đề ra các nhiệm vụ trải rộng trên nhiều lĩnh vực và cần sự phối hợp đồng bộ, thực chất. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tổ chức thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước. Các bên phải xây dựng và thực hiện nhiều kế hoạch liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, giai đoạn sau năm 2030 – 2050, trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể cho các địa phương, tiểu ngành để góp phần vào mục tiêu chung quốc gia. Việt Nam sẽ giảm phát thải trên nhiều lĩnh vực và hướng tới phát triển bền vững. Ảnh minh họa Từ năm 2022, các cơ sở phát thải hằng năm từ 3.000 tấn CO2tđ trở lên bắt buộc phải kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, Chiến lược cũng khuyến khích các cơ sở phát thải khác, đặc biệt là các cơ sở thuộc khu vực công thực hiện công tác này. Bởi càng về sau, đối tượng sẽ được mở rộng hơn đến các cơ sở phát thải hàng năm từ 2.000 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2030 trở đi; 500 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2040; 200 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2050. Mọi cơ sở thuộc khu vực công phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính từ năm 2050. Chiến lược cũng yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động hằng ngày và trong đầu tư mới, mua sắm công, bao gồm các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, các công trình xanh, làm mát bền vững, sử dụng xe điện chạy pin và các thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Khuyến khích các dự án đầu...

Xem thêm >>
Bài viết được quan tâm

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: +84 2333854486

Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn