Bảo vệ tầng Ozone

TỈNH QUẢNG TRỊ
Quản lý các chất Suy giảm tầng Ozone

Quản lý vòng đời các chất gây nguy cơ suy giảm tầng ozone

12 Tháng mười, 2022

Ngày 28-4, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến trao đổi kinh nghiệm về quản lý vòng đời các chất Fluorocarbon (chất làm suy giảm tầng ozone). Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường cho biết: Theo ước tính của Tổ chức Khí tượng thế giới và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, tổng lượng phát thải các chất Fluorocarbon sẽ tăng lên 72 tỷ tấn CO2 tương đương trong 4 thập kỷ tiếp theo nếu không có các hành động cụ thể, đặc biệt là giai đoạn giữa và cuối vòng đời các chất Fluorocarbon. Lượng phát thải các chất HFC (Hydrofluorocarbon) toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 900 triệu tấn CO2 tương đương lên đến khoảng 2 tỷ tấn CO2 tương đương vào năm 2030. Ước tính sẽ có khoảng 6% lượng phát thải khí CO2 liên quan đến việc sử dụng năng lượng trên toàn cầu ngay cả khi các bên tham gia Nghị định thư Montreal và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với các nội dung đề ra của bản sửa đổi, bổ sung Kigali. Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường phát biểu tại hội thảo Cục trưởng Tăng Thế Cường nhấn mạnh, thực tế các chất...

Xem thêm

Phối hợp loại bỏ chất nguy hại làm suy giảm tầng ozone

12 Tháng mười, 2022

Hai ngành tài nguyên môi trường và hải quan đã cùng phối hợp để cập nhật các quy định pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozone; thủ tục hải quan và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung, các chất được kiểm soát nói riêng theo quy định. Theo Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Kim Liên, theo quy định của Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn một số chất làm suy giảm tầng ozone (HCFC) như CFC, Halon, CTC; kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu Methyl Bromide và thực hiện loại trừ theo lộ trình các chất HCFC. Các môi chất này được sử dụng chính trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch cho hàng xuất khẩu. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, Cục Biến đổi khí hậu và Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã hợp tác trao đổi thông tin và tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong việc thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone ở Việt Nam. Hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý các chất HCFC, đặc biệt là việc kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu và ngăn chặn buôn bán bất...

Xem thêm
Bài viết được quan tâm

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: Số 227 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: +84 2333854486

Website: https://stnmt.quangtri.gov.vn